Theo đại diện Trung bảo hành Nhật Cường Service (C4 Giảng Võ, Hà Nội), khi mặt kính màn hình điện thoại bị vỡ, cảm ứng vẫn hoạt động bình thường. Do vậy, thay vì phải thay nguyên bộ màn hình giá thành cao, chỉ cần tháo lớp kính bị vỡ và ép lớp kính mới thay thế với chi phí thấp hơn rất nhiều. Ví dụ khách hàng có thể tiết kiệm đến 75% chi phí thay màn hình iPhone 6, 6s. Còn với các dòng iPhone thế hệ cũ như iPhone 5, 5s... có thể giảm đến trên 85%.
Thông thường màn hình điện thoại nói chung và iPhone nói riêng gồm 3 lớp riêng biệt. Đầu tiên là lớp mặt kính bảo vệ bên ngoài, tiếp theo là lớp keo và trong cùng là màn hình cảm ứng hiển thị.
"Về lý thuyết, việc thay lớp kính bên ngoài bị vỡ không ảnh hưởng đến chất lượng màn hình cảm ứng. Tuy nhiên thực tế điều này phụ thuộc vào mức độ hư hại của màn hình, tay nghề của kỹ thuật viên cũng như sự hỗ trợ của máy móc", đại diện Nhật Cường Service chia sẻ.
Theo đó, quá trình ép kính diễn ra khoảng một tiếng đồng hồ. Kỹ thuật viên nhận máy từ khách hàng và kiểm tra cẩn thận tình trạng điện thoại. Việc ép kính chỉ thực hiện khi sự cố rơi vỡ tác động đến lớp kính bảo vệ bên ngoài chứ không làm ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng hay các bộ phận khác. Nếu lớp màn hình cảm ứng cũng bị ảnh hưởng do rơi vỡ, khách hàng sẽ được tư vấn sử dụng dịch vụ thay nguyên bộ màn hình.
"Trước khi tiếp nhận máy, kỹ thuật viên hướng dẫn khách hàng ký tên lên các linh kiện chính của điện thoại như cáp màn hình, bo mạch, pin… để họ yên tâm sử dụng dịch vụ", đại diện Nhật Cường Service nhấn mạnh.
Bộ màn hình sau khi được ép lớp mặt kính mới. |
Lớp kính vỡ được bóc tách ra khỏi bộ màn hình bằng dụng cụ chuyên dụng. Quá trình này cần phải làm hết sức cẩn thận để tránh bị xước phim (lớp màu hiển thị). Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng vệ sinh hoàn toàn lớp keo cũ.
Kỹ thuật viên sử dụng máy lăn keo tự động để phủ đều lớp keo mới lên màn hình. Thiết bị này giúp việc lăn keo được chính xác, đều hơn và không bị bọt khí.
Tiếp đến, đưa màn hình vào khuôn ép và máy hút chân không để hút hết không khí giữa lớp keo và lớp kính trước khi thực hiện quá trình ép. Sau đó, kỹ thuật viên dùng máy vắt bọt khí để làm sạch bọt khí còn sót lại trên màn hình.
Cuối cùng, màn hình được ép gioăng mới và lắp lại vào máy. Bộ phận KCS kiểm tra kỹ lưỡng chức năng của màn hình cảm ứng nói riêng và toàn máy nói chung để đảm bảo máy hoạt động tốt trước khi được trả lại cho khách.
Quá trình ép kính được thực hiện trong phòng sạch bởi các kỹ thuật viên mặc trang phục bảo hộ. |
Các chuyên gia công nghệ cho biết, tuy dịch vụ ép kính có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít rủi ro. Nếu việc ép kính không được thao tác cẩn thận hay sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng thì sau khi ép, màn hình điện thoại có bụi hoặc xuất hiện bọt khí bên trong. Lớp kính hoặc keo mới kém chất lượng sẽ ố vàng hoặc mờ đi sau một thời gian sử dụng. Bộ màn hình lắp bị kênh dẫn đến việc xê dịch cáp và gây ra lỗi khi sử dụng. Ngoài ra, linh kiện bên trong thân máy có thể bị hư hại, tráo đổi trong quá trình tháo lắp.
Do vậy, người dùng nên sử dụng dịch vụ tại các trung tâm thiết bị điện tử lớn, uy tín để đảm bảo nguồn linh kiện chất lượng, chất lượng dịch vụ kiểm soát chặt chẽ.
Tác giả bài viết: Minh Trí
Nguồn tin: Sohoa
Ý kiến bạn đọc
Ngọc Thủy
|
(08) 6272.2727 | ||
Vân Anh
|
0976.518.548 |